Ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người, đó chính là mối quan hệ Thiên – Nhân.
Ngũ vị là là năm thứ vị: cay – ngọt – chua – đắng – mặn ( Tân – cam – toan – khổ – hàm). Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác.
Thiên Âm Dương hứng tượng đại luận (Học thuyết Thiên nhân hợp nhất) có nói: “Điều dưỡng thân thể mà không theo vào lẽ tự nhiên thì bệnh tật sẽ phát sinh”. Mọi thứ bệnh tật đều là do sự mất cân bằng âm dương, ngũ hành gây ra, và thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh, giúp cơ thể khỏi bệnh. Chính vì thế, nếu dinh dưỡng cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu.
Đông Y nghiên cứu rằng: ngũ vị tương ứng với ngũ tạng như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó.
Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể bồi bổ chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Với ngũ hành tương sinh và tương khắc, ngũ vị ảnh hưởng đến ngũ tạng như sau:
- Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim (hành hỏa).
- Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi (hành kim).
- Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
- Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
- Vị ngọt đi vào lách (hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận (hành thủy).
Người ta thường nói: “Dược bổ bất như thực bổ”, nghĩa là Thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ. Trong “Hoàng đế Nội kinh” đã nêu ra “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí”, ý muốn nói nên ăn đầy đủ và cân đối giữa ngũ cốc, thịt cá, hoa quả và rau xanh.
Thức ăn nuôi sống con người và cũng có thể làm hại sức khỏe con người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương, ngũ hành trong cơ thể.
Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương, ngũ hành trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Một năm có bốn mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí bốn mùa trong trời đất.
Thành công của nấu ăn cũng nằm ở việc phối hợp hài hòa, cân đối các loại nguyên liệu, mỹ vị (sự ngon miệng) cuối cùng cũng chính là sự kết hợp hoàn mỹ – Ngũ vị trung hòa – của các thành phần khác nhau. sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí”, ý muốn nói nên ăn đầy đủ và cân đối giữa ngũ cốc, thịt cá, hoa quả và rau xanh.
Thức ăn nuôi sống con người và cũng có thể làm hại sức khỏe con người, cho nên cần chủ động lợi dụng các đặc tính về hàn nhiệt của thức ăn để điều chỉnh lại sự cân bằng của âm dương, ngũ hành trong cơ thể.
Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương, ngũ hành trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Một năm có bốn mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí bốn mùa trong trời đất.
Thành công của nấu ăn cũng nằm ở việc phối hợp hài hòa, cân đối các loại nguyên liệu, mỹ vị (sự ngon miệng) cuối cùng cũng chính là sự kết hợp hoàn mỹ – Ngũ vị trung hòa – của các thành phần khác nhau.
Ngũ vị còn tượng trưng cho năm cung bậc cảm xúc của con người: Ngọt ngào, mặn nồng, chua chát, đắng cay và trung hòa cảm xúc là những cảm xúc ai cũng phải trải qua không thể tránh khỏi trong cuộc đời. Thưởng thức một món ăn có đủ ngũ vị còn là một sự chiêm nghiệm, nghĩ về những điều đã xảy ra trong đời.
Trời nuôi dưỡng con người bằng ngũ khí, đất nuôi dưỡng con người bằng ngũ vị. Con người còn chịu sự tác động bởi môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội nữa, chính vì thế mà con người phải có được sự hoà hợp thống nhất với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội. Cho nên nói “thiên nhân hợp nhất” thì con người mới được tồn tại và “Ngũ vị trung hòa” thì con người mới tồn tại một cách khỏe mạnh.
Nguồn: Ngũ Vị